1/ Răng móm là gì?
Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược, một trong những dạng sai khớp cắn phổ biến, có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm. Thông thường với răng phát triển bình thường khi khép miệng lại cung răng hàm trên sẽ phủ ngoài cung răng hàm dưới, còn với những người bị móm thì khớp cắn sẽ phát triển ngược lại, tức là răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.
2/ Các phương pháp niềng răng móm:
Niềng răng mắc cài là phương pháp xuất hiện đầu tiên, đã tồn tại từ rất lâu và vẫn được sử dụng cho tới tận ngày nay. Phương pháp này khắc phục tình trạng răng móm rất hiệu quả bằng việc sử dụng mắc cài, dây cung và các khí cụ niềng răng hỗ trợ khác, có thể áp dụng được với mọi đối tượng.
a/ Niềng răng mắc cài kim loại thường:
Đây là phương pháp niềng răng được sử dụng phổ biến nhất bởi tính hiệu quả cao và chi phí hợp lý. Mắc cài kim loại được làm từ chất liệu thép không gỉ, inox hoặc bạc vàng được đặt cố định trên răng, dây cung sẽ được cố định trên rãnh mắc cài bằng các dây thun buộc cố định. Sự đàn hồi của dây thun sẽ giúp quá trình niềng răng được ổn định, liên tục, đưa răng về đúng vị trí một cách nhanh chóng nhất.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại thường:
- Chi phí rẻ nhất trong các phương pháp niềng răng móm, với mắc cài bằng vàng chi phí sẽ cao hơn
- Không cần quá nhiều công nghệ ưu việt trong quá trình hỗ trợ điều trị
- Lực kéo mắc cài mạnh giúp thời gian niềng răng diễn ra nhanh chóng
- Có thể thực hiện mọi ca niềng răng, bao gồm cả các ca khó, phức tạp
- Bạn có thể lựa chọn dây thun tùy theo tính cách của mình, thể hiện được cá tính người đeo, phù hợp nhất với đối tượng trẻ em
Nhược điểm của niềng răng kim loại:
- Khi giao tiếp bị lộ rõ, không có tính thẩm mỹ
- Dễ xảy ra các sự cố đứt dây, bong tuột mắc cài trong quá trình niềng răng
- Mắc cài kim loại dễ gây kích ứng cho nướu, thời gian đầu chưa quen sẽ dễ bị khô môi, mắc cài dính trên môi.
- Dễ làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng như lợi, nướu
- Đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống, đặc biệt là các loại đồ ăn dai, cứng khi niềng răng
- Mỗi tháng phải tới nha khoa thăm khám và thay chun trong suốt quá trình niềng răng
b/ Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc:
Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là phương pháp niềng răng được cải tiến từ niềng răng mắc cài truyền thống. Các mắc cài kim loại tự động có ưu điểm sử dụng hệ thống nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại để đẩy và giữ dây cung trong mắc cài mà hoàn toàn không cần sử dụng tới hệ thống dây thun như mắc cài kim loại thường. Dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài giúp quá trình chỉnh nha luôn diễn ra liên tục, hạn chế tình trạng dây thun giãn hay bị bung sút dây thun một cách bất ngờ.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc:
- Thời gian đeo niềng nhanh hơn, chỉ từ 3 – 6 tháng, hiệu quả chỉnh nha cao
- Dây cung ít biến dạng, không bị đứt dây thun giống như mắc cài truyền thống
- Lực tác động trên răng nhẹ nhàng, hạn chế tối đa sự đau đớn cho người niềng răng
- Ít phải tới gặp bác sĩ hơn so với niềng răng mắc cài truyền thống
Nhược điểm của niềng răng kim loại tự buộc:
- Chi phí niềng răng mắc cài kim loại tự buộc cao hơn so với mắc cài kim loại thường
- Độ dày mắc cài lớn hơn khiến người đeo cảm thấy có chút khó chịu
- Tính thẩm mỹ vẫn chưa cao
- Bác sĩ điều trị phải có tay nghề cao để đảm bảo cho sức khỏe của bệnh nhân niềng răng
c/ Niềng răng mắc cài sứ:
Tương tự như phương pháp truyền thống, niềng răng mắc cài sứ cũng sử dụng hệ thống các mắc cài, dây cung để tạo lực kéo, đẩy các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Điểm khác biệt là các mắc cài được làm bằng chất liệu sứ cao cấp. Do có màu gần giống với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ, nếu không để ý thì khó có thể nhận ra bạn đang niềng răng.
Phương pháp niềng răng này phù hợp với những người quan tâm đến tính thẩm mỹ. Họ có công việc thường xuyên phải giao tiếp hoặc có tâm lý lo sợ sẽ bị “xấu đi” khi đeo mắc cài niềng răng.
d/ Niềng răng mắc cài mặt trong (mặt lưỡi):
Niềng răng mặt trong là phương pháp niềng răng gắn cố định các khí cụ (mắc cài, dây cung, dây thun nha khoa) vào mặt bên trong của răng. Kỹ thuật này khác với phương pháp truyền thống gắn mắc cài vào mặt ngoài của răng.
Đây được xem như một bước tiến mới trong ngành chỉnh nha. Niềng răng mắc cài mặt trong giúp bạn có thể vừa cải thiện tình trạng răng móm, điều chỉnh các răng đúng khớp cắn và đảm bảo tính thẩm mỹ cho gương mặt. Tuy nhiên, kỹ thuật niềng răng mắc cài mặt trong khá phức tạp vì vậy bạn cần lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín chất lượng và đặc biệt nha sĩ thực hiện phải giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao.
e/ Niềng răng móm bằng khay trong suốt Invisalign:
Đây là phương pháp niềng răng hiện đại, sử dụng khay trong suốt được thiết kế riêng biệt dựa vào tình trạng răng móm của từng khách hàng. Những khay này tự tháo lắp được, thoải mái và gần như vô hình.
3/ Niềng răng móm có hiệu quả không?
Răng móm có thể biểu hiện bề ngoài dễ nhận biết như khi nhìn nghiêng môi dưới hơi bị đẩy ra hơn so với môi trên, răng dưới chìa ra ngoài, có thể bao phủ răng hàm trên hoặc cằm đưa ra trước khiến gương mặt bị lõm. Nói chung, răng móm là một sai lệch nha khoa phức tạp và ảnh hưởng lớn đến vẻ bề ngoài.
Trong các giải pháp khắc phục răng móm phổ biến của nha khoa hiện đại, niềng răng vẫn luôn nhận được sự ưu ái từ các chuyên gia để tư vấn áp dụng cho các khách hàng của mình. Sở dĩ như vậy bởi vì, niềng răng có thể phục hình hữu hiệu cho hàm răng bị móm và bảo tồn tối đa răng gốc, tương đối an toàn cho sức khoẻ của bạn.
Tuy nhiên, không phải ai bị móm cũng nên niềng răng bởi, hiệu quả niềng răng phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng móm của bạn. Theo các chuyên gia nha khoa, niềng răng thực sự hiệu quả nếu như bạn không bị móm do cấu trúc xương hàm hoặc nếu có thì mức độ lệch hàm không quá lớn.
Xem thêm: niềng răng móm có đau không